Trong cuộc sống hôn nhân, nếu gia đình không thể ấm êm, hòa thuận thì việc ly hôn để cả hai có cuộc sống mới là điều cần thiết. Dưới đây là hướng dẫn thủ tục ly hôn đơn phương đúng theo pháp luật cho bạn tham khảo.
Theo một thống kê cho thấy, Việt Nam có khoảng 60.000 vụ ly hôn mỗi năm, cứ 04 cặp đôi đi đăng ký kết hôn thì sau đó có 01 cặp đôi đưa nhau ra tòa. Ly hôn đơn phương là gì? Làm thế nào để đảm bảo quyền lợi sau hôn nhân khi ly hôn đơn phương? Thủ tục ly hôn đơn phương là thông tin được rất nhiều người quan tâm.
Hiện nay, thủ tục ly hôn nói chung và ly hôn đơn phương (ly hôn theo yêu cầu của một phía) nói riêng được quy định rõ ràng tại Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 và Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Bạn có thể xem hướng dẫn chi tiết, cụ thể ngay sau đây.
1. Điều kiện ly hôn đơn phương
Theo Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia định 2014, Tòa án sẽ xem xét giải quyết yêu cầu ly hôn của vợ hoặc chồng nếu xét thấy có một trong các căn cứ sau:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
– Vợ hoặc chồng bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không thể nhận thức, làm chủ được hành vi, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do vợ, chồng của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Trong các căn cứ trên, việc “hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài” được hiểu là vợ, chồng không còn yêu thương, chăm sóc nhau, thường xuyên có hành vi đánh đập, xúc phạm đối phương hoặc một trong hai bên có quan hệ ngoại tình…
Lưu ý: Trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn ngay cả khi có đủ các căn cứ nêu trên.
Cần có căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương
2. Hồ sơ ly hôn đơn phương
Nếu có căn cứ để ly hôn đơn phương như nêu trên, vợ hoặc chồng cần chuẩn bị đủ các giấy tờ sau:
– Đơn xin ly hôn
– Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
– Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
– Sổ hộ khẩu gia đình (bảo sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Trường hợp không giữ Giấy chứng nhận kết hôn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn để xin cấp bản sao. Trường hợp không có Chứng minh nhân dân của vợ/chồng thì theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác thay thế.
Muốn ly hôn đơn phương phải chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo quy định của pháp luật
3. Nộp hồ sơ ly hôn cho cơ quan nào?
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ nêu trên, bạn cần gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi vợ hoặc chồng bạn (bị đơn) đang cư trú.
Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tòa án sẽ thụ lý giải quyết đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.
4. Án phí ly hôn đơn phương
Tiền án phí ly hôn được nộp tại cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14, mức án phí ly hôn được quy định như sau:
– Nếu không có tranh chấp về tài sản: 300.000 đồng.
– Nếu có tranh chấp về tài sản: Mức án phí tùy thuộc vào giá trị tài sản tranh chấp. Trong đó:
+ Tài sản từ 06 triệu đồng trở xuống: Án phí là 300.000 đồng;
+ Tài sản trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng: Án phí là 5% giá trị tài sản;
+ Tài sản trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng: Án phí là 36 triệu đồng + 3% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng;
+ Tài sản trên 02 tỷ đồng đến 04 tỷ đồng: Án phí là 72 triệu đồng + 2% phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng;
+ Tài sản trên 04 tỷ đồng: Án phí là 112 triệu đồng + 0,01% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng.
Người phải nộp án phí ly hôn là người đơn phương ly hôn (nguyên đơn).
Người đơn phương ly hôn phải nộp án phí
5. Hòa giải tại Tòa án
Vợ và chồng cùng đến hòa giải tại Tòa án theo thủ tục do Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định.
Trường hợp Tòa án đã triệu tập đến lần thứ hai mà vợ hoặc chồng cố tình không đến thì Tòa án lập biên bản không tiến hành hòa giải được và vẫn tiến hành xử lý vụ việc ly hôn đơn phương theo thủ tục chung.
6. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương bao lâu?
– Tại cấp sơ thẩm: Thời gian giải quyết từ 4 – 6 tháng
– Tại cấp phúc thẩm: Thời gian giải quyết từ 3 – 4 tháng.
Trường hợp có tranh chấp về tài sản, thời gian giải quyết thường kéo dài hơn do cần phải xác minh và giải quyết các vấn đề pháp lý xung quanh tài sản chung. Do đó, nếu để giải quyết ly hôn nhanh chóng, bạn có thể tách tranh chấp về tài sản thành một vụ án dân sự riêng.
Tuy thủ tục để ly hôn đơn phương không quá phức tạp nhưng thời gian chờ đợi từ lúc nộp hồ sơ đến khi hoàn tất các khâu khá lâu. Ngoài ra, có thể giữa hai bên sẽ xảy ra tranh chấp về tài sản, quyền nuôi con nên cần phải có sự hướng dẫn, hỗ trợ từ luật sư chuyên nghiệp để bảo đảm quyền lợi sau ly hôn.
Nếu bạn đang tìm nơi tư vấn pháp luật uy tín về thủ tục ly hôn đơn phương thì có thể tới Văn phòng luật Onekey & Partners. Đội ngũ luật sư vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm tại đây sẽ đưa ra cho bạn những lời khuyên hữu ích khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương.
Văn phòng luật Onekey & Partners cơ sở Hà Nội
Liên hệ với hãng luật Onekey & Partners qua email: info@onekeylaw.com hoặc trực tiếp đến số điện thoại: (+84) 2 45678 8989 để nhận tư vấn.
Nguồn: Sưu tầm
Trả lời