Logo là hình ảnh đại diện cho thương hiệu và doanh nghiệp. Làm thế nào để tránh vi phạm bản quyền và chống lại việc đối thủ “ăn cắp” bản quyền logo? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Nước ta đang ở trong thời kỳ của một nền kinh tế khởi nghiệp, hàng trăm doanh nghiệp mới được thành lập mỗi năm. Thế nhưng, kéo theo đó là nỗi lo về việc bảo vệ bản quyền hình ảnh cho thương hiệu mới, đặc biệt là bảo vệ bản quyền logo. Các doanh nghiệp trẻ chưa có kinh nghiệm trong việc đăng ký bản quyền cho các hình ảnh mang tính thương hiệu của công ty thường dễ dàng bị đối thủ “ăn cắp” chất xám, lập ra một thương hiệu tương tự để cạnh tranh hoặc hạ thấp uy tín.
Bạn có thể tham khảo những thông tin dưới đây để hiểu rõ về việc bảo vệ bản quyền cho logo thương hiệu đồng thời tránh việc vô tình vi phạm bản quyền logo của doanh nghiệp khác.
Khi nào bị xem là vi phạm bản quyền logo?
Trường hợp nếu đơn vị kinh doanh của bạn đã hoàn thành tất cả các thủ tục theo đúng quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Được Cục bản quyền tác giả cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với logo đại diện cho cơ sở kinh doanh nhưng lại xuất hiện tình trạng có những cá nhân hay tổ chức sử dụng trái phép logo đã được đăng ký thì đó là một trong những trường hợp vi phạm bản quyền logo.
Khi phát hiện những trường hợp như thế thì bản quyền logo chính là căn cứ pháp lý để bạn chứng minh cũng như có được sự bảo hộ từ pháp luật trước những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm bản quyền.
Sử dụng logo trái phép là vi phạm bản quyền logo
Hồi đầu năm 2019, một doanh nghiệp kinh doanh thuốc đông y đã tạo các phóng sự về sản phẩm của họ và chèn logo của Đài truyền hình Việt Nam VTV để lừa dối niềm tin người tiêu dùng. Sau khi bị phát hiện, đơn vị này đã phải đứng ra xin lỗi và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đây là một trường hợp vi phạm bản quyền logo khá điển hình mà các doanh nghiệp nên tránh.
Hậu quả khi có hành vi vi phạm logo?
Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và Nghị định số 131/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về Xử phạt vi phạm vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Mức phạt tiền áp dụng sẽ khác nhau đối với cá nhân hoặc tổ chức. Đối với cá nhân mức phạt tối đa đối với hành vi vi phạm trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan là 250.000.000 đồng và đối với tổ chức là 500.000.000 đồng tùy theo từng loại hành vi và mức độ vi phạm.
Bên cạnh những hình phạt chính đó là những hình phạt bổ sung đối với những cá nhân, tổ chức cố ý thực hiện những hành vi xâm phạm và cùng với đó là áp dụng kèm theo các biện pháp nhằm khắc phục hậu quả do hành vi vi phạm quyền tác giả gây ra đối với chủ sở hữu của logo bị xâm phạm.
Vi phạm bản quyền logo sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật
Giải pháp ngăn chặn và tránh vi phạm bản quyền logo
Để có được căn cứ giải quyết trước những tranh chấp, xử lý những hành vi vi phạm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của các cơ sở kinh doanh. Biện pháp hiệu quả nhất có thể thực hiện đó chính là tiến hành đăng ký sở hữu trí tuệ đối với logo mà cơ sở thực sự là những chủ sở hữu.
Khi đó logo đã trở thành tài sản trí tuệ, được bảo hộ trước pháp luật và là căn cứ chứng minh, chống lại khi có đối tượng thực hiện hành vi vi phạm đối với bản quyền logo. Chính vì thế mà các chủ kinh doanh cần sớm nhanh chóng tiến hành thủ tục để đăng ký sở hữu đối với logo cũng như bảo vệ được cho doanh nghiệp của chính mình.
Thế nhưng việc tiến hành đúng theo quy trình cũng như thủ tục hay các vấn đề pháp lý liên quan đến việc đăng ký sở hữu. Nhằm ngăn chặn những hành vi vi phạm bản quyền theo đúng quy định của pháp luật thì không phải cá nhân, đơn vị nào cũng có thể hiểu biết tường tận. Các hồ sơ, thủ tục, tiến trình đăng ký bản quyền logo khá phức tạp nên nhiều doanh nghiệp mới không muốn làm, đến khi bị xâm phạm bản quyền rồi mới hối tiếc.
Đăng ký bản quyền logo là giải pháp để bảo vệ thương hiệu của bạn
Để đăng ký bản quyền logo, bạn cần tìm luật sư có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Pháp luật về Sở hữu trí tuệ và thực hiện các công việc sau:
- Yêu cầu tư vấn pháp lý về những vấn đề, thủ tục liên quan/
- Yêu cầu tư vấn những hồ sơ, tài liệu cần thiết cần chuẩn bị trước khi tiến hành đăng ký.
- Yêu cầu hỗ trợ trong quá trình đăng ký bản quyền logo theo thỏa thuận trước đó.
- Ủy quyền cho luật sư làm đại diện làm việc với những cơ quan có thẩm quyền trong quá trình đăng ký thay cho doanh nghiệp của bạn.
Sau khi đã đăng ký bản quyền logo thành công, các luật sư còn có thể hỗ trợ bạn trong việc phát hiện hành vi vi phạm bản quyền và tư vấn hướng xử lý chính xác, kịp thời. Nếu bạn muốn được tư vấn pháp luật về sở hữu trí tuệ, bảo vệ bản quyền hình ảnh thương hiệu thì có thể liên hệ với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp, có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực này của Onekey & Partners.
Đội ngũ luật sư chuyên nghiệp tại Văn phòng luật Onekey & Partners
Văn phòng luật Onekey & Partners là đơn vị uy tín hàng đầu Việt Nam trong việc tư vấn và hỗ trợ làm các thủ tục pháp luật liên quan tới sở hữu trí tuệ, bất động sản và xây dựng, đầu tư nước ngoài FDI và ODA,… Với đội ngũ luật sư có bề dày kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực và hội đồng chuyên môn có các chuyên gia uy tín trong ngành, Onekey & Partners sẽ là người đồng hành tốt nhất của bạn trong việc bảo vệ bản quyền logo thương hiệu.
Liên hệ với đội ngũ luật sư chuyên nghiệp của Văn phòng luật Onekey & Partners qua email info@onekeylaw.com hoặc liên hệ trực tiếp đến số: (+84) 2 45678 8989 ngay khi bạn cần hỗ trợ về pháp luật.
Trả lời